TRUNG TÂM STEM PETRUS-KÝ

Trang chủ Khóa học Lego Robotics LEGO EV3 Trung cấp

LEGO EV3 Trung cấp

Khóa học cung cấp những kiến thức đa dạng hơn về Lego EV3, các phương pháp lập trình chuyên sâu, cùng với những dự án robot mang tính thực tiễn. 

Độ tuổi: 8 - 18
Thời gian: 23 tiết
Cấp độ: Trung cấp

Mô tả chi tiết

KIẾN THỨC

  • Kiến thức chuyên sâu về các phương pháp lắp ráp khác nhau
  • Lập trình tạo ra những dự án, trò chơi, câu chuyện từ LEGO EV3
  • Kiến thức về sự tuần tự, song song trong lập trình

KỸ NĂNG

  • Kỹ năng giao tiếp: Đề xuất một phương pháp, đưa ra các giải thích
  • Kỹ năng thực hành: Sử dụng thiết bị (sử dụng máy tính và phần mềm)
  • Tư duy máy tính: Nhận dạng mẫu, Trừu tượng hóa, Phân tách vấn đề

Yêu cầu học viên

  • Kỹ năng sử dụng máy tính (thao tác được với chuột, bàn phím).
  • Yêu thích lập trình.
  • Có kiến thức cơ bản về LEGO EV3

Thiết bị học tập

  • Máy tính
  • Phần mềm LEGO EV3 Education
  • Bộ công cụ LEGO EV3 Mindstorm

Nội dung khóa học

Bài 1: Truyền động bánh răng (4 tiết)

  • Bánh răng là gì? Truyền động bánh răng là gì? Giới thiệu các loại bánh răng
  • Bài tập 1: Chế tạo cây quạt. Gắn các bánh răng khác nhau, quan sát rồi rút ra kết luận.
  • Cách tính tỉ lệ bánh răng
  • Các tác dụng khác nhau của các tỉ lệ bánh răng khác nhau
  • Thay đổi góc truyền động
  • Bánh răng con sâu
  • BT 2: Thiết kế bộ bánh răng dùng trong đồng hồ

Bài 2: Cảm biến chạm (3 tiết)

  • Nguyên lý hoạt động của cảm biến chạm.
  • Các chế độ của cảm biến chạm, cách đọc giá trị của cảm biến.
  • Sử dụng chế độ cảm biến chạm trong khối lệnh Wait và Loop
  • BT 1: Lập trình robot di chuyển liên tục, nếu chạm phải tường thì quay hướng khác.
  • Sử dụng chế độ cảm biến chạm trong khối lệnh Switch
  • BT 2: Tạo một chương trình kiểm tra xem cảm biến chạm có được bấm sau 5 giây

Bài 3: Robot sử dụng cảm biến chạm (4 tiết)

  • BT 1: Chế tạo xe điều khiển với 2 cảm biến chạm.
  •  Giới thiệu cơ chế cánh tay robot
  • BT 2: Chế tạo cánh tay robot với 1 cảm biến chạm.

Bài 4: Cảm biến màu sắc (3 tiết)

  • Nguyên lý hoạt động của cảm biến màu sắc
  • Các chế độ của cảm biến màu sắc, cách đọc giá trị của cảm biến.
  • Sử dụng chế độ cảm biến màu sắc trong khối lệnh wait và loop
  • BT 1: Lập trình cho robot di chuyển trong một vòng tròn màu trắng mà không ra khỏi viền màu đen.
  • BT 2: Lập trình robot nói ra màu sắc mà nó thấy được

Bài 5: Robot sử dụng cảm biến màu sắc  (5 tiết)

  • BT 1: Robot di chuyển theo đèn giao thông.
  • BT 2: Chế tạo robot tính tiền tại siêu thị

Bài 6: Cảm biến khoảng cách (4 tiết)

  • Nguyên lý hoạt động của cảm biến khoảng cách
  • Sử dụng chế độ cảm biến khoảng cách trong khối lệnh wait và loop
  • BT 1: Chế tạo máy báo chuông khi có người đến.
  • BT 2: Chế tạo robot cún con. Đi theo tay chủ, đứng im khi không có chủ.
  • BT 3: Chế tạo robot tấn công. Robot quay chậm tại chỗ, khi có kẻ địch thì tăng tốc tấn công.
Đăng ký

Các nhóm khóa học

Copyright © 2021 STEM Petrus-Ký. All Rights Reserved.

Powered by