TRUNG TÂM STEM PETRUS-KÝ

Trang chủ Khóa học Lego Robotics LEGO EV3 Cơ bản

LEGO EV3 Cơ bản

Đến với Lego EV3, trẻ không chỉ được sáng tạo và lắp ráp với Lego, mà còn có thể lập trình và đưa những chú robot hoạt động, từ đó, trẻ có thể thỏa sức sáng tạo với những ý tưởng robot của riêng mình, ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống, cũng như hiểu được cách robot hoạt động.

Độ tuổi: 4 - 18
Thời gian: 23 tiết
Cấp độ: Nhập môn

Mô tả chi tiết

KIẾN THỨC

  • Kiến thức chung về robot Lego EV3, cách thức lập trình với phần mềm Lego
  • Làm quen với lập trình, tạo ra những dự án nghệ thuật tương tác, trò chơi, câu chuyện...
  • Kiến thức về sự tuần tự, song song trong lập trình, khái niệm cơ bản về câu điều kiện và vòng lặp

KỸ NĂNG

  • Kỹ năng giao tiếp: Đề xuất một phương pháp, đưa ra các giải thích
  • Kỹ năng thực hành: Sử dụng thiết bị (sử dụng máy tính và phần mềm)
  • Tư duy máy tính: Nhận dạng mẫu, Trừu tượng hóa, Phân tách vấn đề

Yêu cầu học viên

  • Kỹ năng sử dụng máy tính (thao tác được với chuột, bàn phím).
  • Yêu thích lập trình.

Thiết bị học tập

  • Máy tính
  • Phần mềm LEGO EV3 Education
  • Bộ công cụ LEGO EV3 Mindstorm

Nội dung khóa học

Bài 1: Lắp ráp xe thế năng (2 tiết)

Bài 2: Giới thiệu về phần cứng của bộ LEGO MINDSTORM EV3 (2 tiết)

  • Linh kiện, EV3 Brick, Motor, Sensor, Cáp NXT, Cáp USB v.v và CÁCH BẢO QUẢN
  • Các thao tác trên EV3 Brick (khởi động, tắt v.v), sử dụng các tab
  • Bài tập: Đổi tên robot; Kết nối Motor, Sensor vào EV3 Brick, điều khiển động cơ, kiểm tra tín hiệu Sensor.

Bài 3: Sử dụng phần mềm LEGO Degital Designer (LDD) để thiết kế robot (4 tiết)

  • Hướng dẫn gọi tên, đơn vị đo của các loại linh kiện khác nhau
  • Giới thiệu giao diện của LDD, các Tools để thiết kế robot
  • BT: Thiết kế robot Driving Base hoặc robot Reindeer

Bài 4: Giới thiệu phần mềm LEGO MINDSTORMS EDUCATION EV3 (2 tiết)

  • Hướng dẫn cài đặt phần mềm lập trình robot LEGO MINDSTORMS EDUCATION EV3
  • Giới thiệu giao diện phần mềm, cách kết nối EV3 Brick qua bluetooth và cáp USB, kiểm tra tín hiệu Sensor, Motor
  • Tạo và save project, program.
  • Khối lệnh Sound, Brick Status Light. Run và Download Program.
  • BT: Lập trình cho robot phát một bản  nhạc và chớp đèn

Bài 5: Khối lệnh Display (2 tiết)

  • Hướng dẫn khối lệnh Display, mở rộng thêm hình từ bên ngoài vào
  • BT: Sử dụng các khối lệnh Sound, Brick Status Light, Display để tạo ra một bộ phim ngắn

Bài 6: Medium Motor (2 tiết)

  • Cấu tạo của Medium Motor
  • Khối lệnh Medium Motor, Wait (chế độ Time)
  • BT: Tạo ra cổ máy phát âm thanh. Gắn 1 thanh dài vào Medium Motor. Rồi lập trình robot gõ vào đồ vật, tiếng mạnh, tiếng nhẹ, cách đều thời gian, tạo thành nhịp.

Bài 7: Lắp ráp robot Driving Base hoặc robot EXPLOR3R (2 tiết)

Bài 8: Các khối lệnh Large Motor, Move Tank, Move Steering (1) (1 tiết)

  • Cấu tạo của Large Motor
  • Các khối lệnh Large Motor, Move Tank, Move Steering
  • BT: Lập trình Robot quay 90 độ, 180 độ

Bài 9: Các khối lệnh Large Motor, Move Tank, Move Steering (2) (2 tiết)

  • Công thức chuyển đổi Cm thành Degree.
  • BT: Lập trình Robot chạy chữ cái đầu tiên của tên các thành viên trong nhóm

Bài 10: Bài tập tổng hợp (1) ( 2 tiết)

  • BT 1: Robot hướng dẫn về đèn giao thông. Đèn robot chớp xanh, phát âm thanh “Go”, robot chạy nhanh để miêu tả đèn xanh. Tiếp tục với 2 màu còn lại.
  • BT 2: Gắn thêm Medium Motor, tạo một robot nhảy múa. Robot vừa di chuyển, vừa lắc tay, vừa hiện biểu cảm, vừa chớp đèn và phát nhạc.

Bài 11: Khối lệnh Loop  (2 tiết)

  • Giới thiệu khối lệnh Loop (Chế độ Count và Time)
  • BT 1: Lập trình robot chạy thành hình vuông
  • BT 2: Robot An Ninh. Lập trình robot đi loanh quoanh ở cửa như đang canh gác.

Bài 12 Sweeping Robot – Robot quét nhà ( 2 tiết )

Gắn thêm các linh kiện vào robot để robot có thể dọn rác trong khi di chuyển.

Đăng ký

Các khóa học tương tự

Các nhóm khóa học

Copyright © 2021 STEM Petrus-Ký. All Rights Reserved.

Powered by